Nếu chỉ sử dụng trong gia đình với mục đích thắp sáng, quạt hoặc tivi thì bạn chỉ cần mua loại công suất vừa và nhỏ từ 2 đến 4 KW. Còn nếu muốn sử dụng thêm các thiết bị tiêu thụ điện nhiều như điều hoà, bình nóng lạnh,... thì nên chọn loại công suất lớn hơn từ 4 đến 6 kW.
Để không gây ra tình trạng quá tải điện như nói ở trên thì máy nên có hệ số an toàn khoảng 1.1 - 1.2, nghĩa là chọn công suất bằng cách nhân công suất tải với hệ số an toàn.
Ví dụ: Công suất tải tính toán được là: 150KVA. Công suất cần trang bị là: 150KVA x 1.1 = 165KVA. Tùy theo tình trạng máy cũ hay mới, chạy tốt hay không ta có hệ số an toàn từ 1.1 – 1.2.
2. Không mua máy không rõ nguồn gốc
Nhu cầu sử dụng máy phát điện của các gia đình vào mùa hè là rất lớn nhưng không vì đó mà tham rẻ mua những chiếc máy phát điện không rõ nguồn gốc, không có giấy bảo hành. Vì thường những chiếc máy không thuộc một hãng có tên tuổi sẽ không đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong gia đình bạn, hơn thế nữa máy có thể sẽ rất tốn nhiên liệu. Vậy nên chi phí ban đầu có thể rẻ nhưng lại thành ra tốn kém hơn vì lượng nhiên liệu tiêu thụ lớn.
Một điều đáng chú ý nữa là máy phát điện có độ ồn rất lớn và những chiếc máy không được đảm bảo hoặc đã quá cũ sẽ gây ra tiếng ồn còn lớn hơn rất nhiều. Nếu bạn không chú ý điều này lúc mua thì có thể sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho gia đình hoặc cả hàng xóm nhà mình mỗi khi sử dụng.
3. Chú ý nơi đặt để máy:
Máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng mát, không ẩm ướt. Không được đặt máy trong nhà khi vận hành nhằm tránh gây ngộ độc khí thải cho người sử dụng. Không đặt máy trong gara, nhà để xe, tầng hầm hoặc nơi khó lưu thông không khí vì khí thải ra có thể dẫn đến ngộ độc. Chỉ vận hành máy phát điện khi chúng được đặt ở nơi khô ráo, bằng phẳng. Không vận hành máy khi có dấu hiệu ẩm ướt do tác động từ bên ngoài.
4. Chú ý khi lắp đặt máy:
Khi lắp đặt máy và sử dụng, chúng ta nên nối trực tiếp các thiết bị cần sử dụng vào với nguồn điện của máy phát vì như vậy có thể hạn chế được rất nhiều lượng tải sử dụng bị hao phí và tránh được hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu máy phát điện. Đồng thời khi lắp đặt, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS) nhằm tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới đột ngột có trở lại.
Không bao giờ cấp điện bằng cách nối máy phát điện vào ổ cắm trên tường vì hiện tượng "nạp ngược" này có thể làm cho hàng xóm cùng sử dụng một máy biến thế bị điện giật. Phải đảm bảo trước khi nối nguồn máy phát điện vào mạch điện gia đình thì hệ thống điện gia đình phải được ngắt cầu dao nối với nguồn điện công cộng.
Muốn nạp thêm nhiên liệu, nhất thiết phải tắt máy trước để nạp thêm, sau đó mới khởi động lại máy phát điện.